-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
13 cách trị đau nhức xương khớp tại nhà và lưu ý cho người bệnh
Đăng bởi Giấy Nhám Fujistar vào lúc 18/06/2024
Nhức xương khớp nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hạn chế khả năng di chuyển và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được một số cách trị đau nhức xương khớp tại nhà bạn nhé!
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
Các nguyên nhân phổ biến gây đau nhức xương khớp bao gồm:
- Thoái hóa khớp: Đây là bệnh lý thường gặp ở tuổi trung niên, là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp thường gặp nhất.
- Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh mãn tính gây sưng và đau khớp, thường làm biến dạng các khớp (đặc biệt là ở các khớp ngón tay).
- Bệnh gout: Tình trạng này xuất hiện khi các tinh thể tích tụ gây đau và sưng nóng tại khớp, thường là ở ngón chân cái.
- Viêm bao hoạt dịch: Thường là kết quả của việc vận động các khớp quá mức, làm bao hoạt dịch trong khớp bị viêm
- Nhiễm virus, phát ban hoặc sốt: Những tình trạng này cũng có thể gây đau nhức khớp.
- Chấn thương: Gãy xương hoặc bong gân cũng có thể gây đau nhức xương khớp mãn tính.
- Viêm gân: Đây là tình trạng viêm của bao gân. Thường thấy ở khuỷu tay, gót chân hoặc vai. [1]
Viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
1Cách trị đau nhức xương khớp
Ăn uống lành mạnh
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ loãng xương, đau nhức xương khớp và các vấn đề liên quan.
Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên bổ sung vào bữa ăn, bao gồm bao gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin D, vitamin C: Cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng, tôm, nấm, dầu gan cá, cà chua,...
- Thực phẩm giàu canxi: Sữa, các loại hạt, phô mai, hạnh nhân,...
- Thực phẩm chứa protein: Trứng, ức gà, sữa,...
- Thực phẩm giàu axit béo omega 3: Dầu gan cá tuyết, trứng cá muối, cá hồi, cá ngừ, cá trích,...
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất xơ: Cà chua, bông cải xanh, ớt chuông, dâu tây, việt quất,...[2]
Ăn uống lành mạnh giúp giảm thiểu nhiều vấn đề xương khớp
Thêm nghệ vào các món ăn
Nghệ là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn gia đình, chứa nhiều chất curcumin có khả năng hỗ trợ giảm đau và viêm trong các trường hợp liên quan đến viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
Một số món ăn được chế biến với nghệ tươi bạn có thể làm như: Gà rang gừng nghệ, lươn xào nghệ, canh cá nấu nghệ,...[2]
Nghệ giúp hỗ trợ giảm viêm và đau nhức xương khớp
Bổ sung thảo dược có nguồn gốc rõ ràng
Nhiều loại thảo dược có thể làm giảm đau khớp, mặc dù nghiên cứu khoa học chưa xác nhận rằng bất kỳ loại thảo mộc hoặc chất bổ sung cụ thể nào có thể điều trị viêm khớp. Các loại thảo dược xuất hiện rất nhiều trên thị trường, đôi khi bị pha trộn với hàng kém chất lượng.
Do đó, khi tìm mua các loại thảo dược trị đau xương khớp, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và phải được tư vấn bởi bác sĩ y học cổ truyền để đem lại tác dụng mong muốn mà không gây hại cho cơ thể.[2]
Bổ sung thảo dược có nguồn gốc và tham khảo ý kiến bác sĩ để trị đau xương khớp
Bổ sung vitamin D
Vitamin D giúp giảm đau nhức xương khớp vì chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi từ đường tiêu hóa vào cơ thể. Khi có đủ vitamin D, cơ thể có khả năng tiếp thu canxi hiệu quả hơn, giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ bị thoái hóa và loãng xương.
Điều này giúp giảm đau và cải thiện tình trạng viêm liên quan đến viêm xương khớp, giúp hỗ trợ sự linh hoạt khớp và chất lượng cuộc sống của người bệnh xương khớp. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng viên uống hoặc từ các thực phẩm như: dầu gan cá, sữa, chế phẩm từ đậu nành,...[3]
Sữa cung cấp vitamin D giúp xương chắc khỏe
Bổ sung omega - 3
Các nghiên cứu cho thấy axit béo omega - 3 giúp giảm viêm và điều chỉnh hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Một đánh giá gần đây cũng cho thấy omega - 3 có khả năng cải thiện triệu chứng của viêm khớp. Bạn có thể bổ sung omega - 3 từ các thực phẩm như: viên uống, hạt, cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ và cá mòi.[3]
Các thực phẩm chứa omega - 3 giúp cải thiện tình trạng viêm khớp
Kiểm soát cân nặng
Tăng cân quá mức có thể làm gia tăng áp lực lên các khớp khiến sụn giữa các khớp bị phá vỡ, gây đau nhức xương khớp. Do đó, bạn nên duy trì cân nặng ở mức ổn định để tình trạng đau khớp, cứng khớp được cải thiện.[2]
Duy trì cân nặng mức ổn định giúp cải thiện tình trạng đau và cứng khớp
Thường xuyên tập thể dục
Các bài tập thể dục như đạp xe, bơi, đi bộ giúp cải thiện sức mạnh của các cơ xương khớp và tăng chất lượng sụn khớp, ngăn ngừa loãng xương, xốp xương. Tập luyện thường xuyên 45 - 60 phút/ngày giúp cơ co duỗi và đàn hồi tốt hơn, giảm đau nhức xương khớp và ngăn ngừa tái phát.[3]
Hoạt động đi bộ, đạp xe giúp giảm đau và viêm xương khớp
Sử dụng liệu pháp nóng lạnh
Liệu pháp nóng lạnh gồm hai liệu pháp khác nhau là sử dụng nhiệt và lạnh. Trong một số trường hợp, nhiệt và lạnh xen kẽ giúp tăng cường lưu thông máu, làm dịu các khớp bị cứng và tê liệt cơn đau.
Liệu pháp nhiệt bao gồm:
- Tắm nước ấm hoặc tắm vòi hoa sen để giảm cứng khớp.
- Bôi sáp parafin ấm lên các khớp bị đau.
- Đặt một miếng đệm sưởi ấm hoặc chai nước nóng lên các khớp bị đau.
- Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý rằng không được sử dụng liệu pháp nhiệt trên các khớp đang có tình trạng viêm, vì sẽ làm cho khớp viêm nặng hơn.
Liệu pháp lạnh bao gồm:
- Gói đá lạnh vào khăn sạch và chườm lên vùng bị đau.
- Ngâm vùng bị đau nhức khớp trong nước đá.
- Sử dụng túi chườm.[3]
Liệu pháp nóng lạnh giúp làm dịu tình trạng đau và cứng khớp
Massage
Xoa bóp thường xuyên giúp cơ thể giảm sản sinh hormone cortisol gây căng thẳng và chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến các cơn đau khớp. Bên cạnh đó, massage cũng có thể làm tăng mức serotonin nhằm cải thiện tâm trạng.[3]
Massage giúp giảm hormone cortisol có liên quan tới đau khớp
Tập yoga
Iyengar yoga là loại hình yoga tập trung vào liên kết chính xác về mặt giải phẫu và sử dụng đạo cụ để hỗ trợ cơ thể, giảm căng thẳng và viêm nhiễm. Nghiên cứu cho thấy tập iyengar yoga trong 6 tuần giúp cải thiện sức khỏe, tâm trạng, giảm đau xương khớp và nâng cao chất lượng cuộc sống.[3]
Các bài tập yoga giúp cải thiện sức khỏe, giảm đau nhức xương khớp
2Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám nếu cơ thể gặp một số vấn đề sau:
- Đầu gối đau, sưng, không thể di chuyển do ngã hoặc tai nạn giao thông.
- Các cơn đau kéo dài, đau tăng dần ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày
- Khớp sưng đỏ, nóng và đau.
- Cứng khớp vào buổi sáng kéo dài.[4]
Bạn cần đến các cơ sở y tế nếu các khớp có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh và thăm khám để tầm soát nguyên nhân gây đau khớp, cần thiết sẽ chỉ định chụp Xquang khớp.
Nếu cần, bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề rối loạn tự miễn dịch hoặc xét nghiệm tốc độ máu lắng để đánh giá mức độ viêm trong cơ thể.[4]
Chụp X-quang giúp chẩn đoán nguyên nhân gây đau xương khớp
Các bệnh viện uy tín
Nếu có các dấu hiệu bất thường, hãy đến Khoa Cơ - Xương - Khớp tại các cơ sở y tế uy tín và gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời:
- Tại Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình,...
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Quân Y 108,...
3Lời khuyên dành cho người bị đau nhức xương khớp
Bỏ hút thuốc
Hút thuốc thường xuyên có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương khớp. Bỏ hút thuốc sẽ giúp giảm viêm, tăng cường lưu thông máu và giảm nguy cơ các vấn đề xương khớp. [5]
Bỏ hút thuốc giúp tăng cường lưu thông máu và giảm đau xương khớp
Quản lý cân nặng
Giảm cân giúp giảm áp lực lên xương khớp. Điều này giúp người bệnh di chuyển linh hoạt, giảm đau, giảm viêm và nâng cao chất lượng cuộc sống.[6]
Duy trì cân nặng ổn định giúp giảm đau và viêm khớp
Ngồi, đứng và di chuyển đúng tư thế
Tư thế đúng giúp giảm áp lực và căng thẳng trên khớp, giữ cho cơ và xương trong tình trạng cân bằng, giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.[6]
Ngồi, đứng và di chuyển đúng tư thế giúp giảm sưng đau khớp
Không vận động, tập luyện quá sức
Khi bạn vận động quá sức, khớp và mô xung quanh có thể bị tổn thương và viêm nhiễm. Để tránh điều này, bạn nên chọn phương pháp tập luyện phù hợp với sức khỏe và cơ địa, đồng thời luôn lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi đủ sau mỗi buổi tập.[6]
Tập luyện với mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ tổn thương xương khớp
Tránh các hoạt động liên quan đến nhảy cao và chuyển động lặp đi lặp lại
Các hoạt động nhảy cao và chuyển động lặp đi lặp lại sẽ tạo áp lực lớn lên khớp, gây viêm và tổn thương khớp. Để tránh tình trạng này, bạn nên lựa chọn các hoạt động thể chất nhẹ nhàng hoặc thay đổi đều đặn các bài tập để giảm áp lực liên tục lên một khớp.[6]
Các môn thể thao yêu cầu nhảy cao có thể gây đau nhức xương khớp
Tránh các lên xuống cầu thang thường xuyên
Nếu bạn đang gặp tình trạng đau nhức khớp hông hoặc gối, hãy hạn chế việc lên và xuống cầu thang thường xuyên. Để làm giảm áp lực lên đầu gối, bạn nên thực hiện từng bước một: Bước lên cầu thang, sau đó đặt chân kia lên cùng một bậc và tiếp tục thực hiện bước tiếp theo theo cách tương tự.
Hạn chế lên xuống cầu thang giúp giảm nguy cơ sưng đau khớp
Trên đây là một số cách trị đau nhức xương khớp tại nhà dễ thực hiện mà hiệu quả. Hãy áp dụng những phương pháp trên để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp của bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết tới người thân, bạn bè nếu bạn thấy hữu ích nhé!
Nguồn: https://www.nhathuocankhang.com/ban-tin-suc-khoe/13-cach-tri-dau-nhuc-xuong-khop-tai-nha-va-loi-1540544