-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chăm vết thương hở nên kiêng thực phẩm nào?
Đăng bởi Giấy Nhám Fujistar vào lúc 25/06/2024
Dinh dưỡng có thể thúc đẩy vết thương nhanh lành nhưng cũng có thể quá trình này diễn ra khó khăn hơn. Trong bài viết này hãy tìm hiểu những loại thực phẩm không nên ăn khi có vết thương, đặc biệt vết thương phẫu thuật.
Vai trò của dinh dưỡng trong quá trình liền vết thương
Mỗi vết thương có 4 giai đoạn chữa lành và cơ thể chúng ta kích hoạt những hoạt động riêng biệt. Vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn sẽ mang đến hiệu quả chữa lành vết thương tốt hơn. Thế nhưng, nếu bạn bỏ các nhóm thực phẩm gây bất lợi, khiến vết thương lâu lành, tăng nguy cơ làm sẹo và có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác. Chính vì thế, bạn cần chắc chắn tình trạng của vết thương và lựa chọn thực phẩm phù hợp.
Giai đoạn cầm máu và viêm kéo dài 4-7 ngày. Đây là thời điểm bạch cầu hoạt động mạnh mẽ nhằm "dọn sạch" mảnh vỡ tế bào, vi khuẩn… ra khỏi cơ thể. Đây cũng là giai đoạn quan trọng tạo điều kiện để tiến trình tái tạo tế bào mới diễn ra thuận lợi hơn. Nếu thiếu dinh dưỡng có thể cản trở tiến trình lành thương nhưng nếu bổ sung những loại thực phẩm kích tăng quá trình viêm sẽ khiến quá trình này kéo dài.
Giai đoạn tăng sinh, tế bào mô mới diễn ra mạnh mẽ và vết thương bắt đầu khép miệng. Việc thiếu hụt dinh dưỡng, ô xy hóa sẽ khiến việc tái tạo mạch máu, mô mới suy yếu, dễ bị rách trở lại.
Giai đoạn tái tạo là thời điểm nguyên bào sợi hoạt động mạnh mẽ kích tạo collagen, giúp phần sẹo liền hoàn toàn bên dưới da. Ngoài ra, mao mạch dưới da cũng được hình thành để cung cấp ô xy và dinh dưỡng để nuôi vết thương. Đây cũng là giai đoạn "nhạy cảm" bởi quyết định hình thái sẹo: lồi phì đại hay sẹo lõm. Thế nên, lựa chọn sai hoặc không đủ chất khiến sẹo xấu.
4 nhóm thực phẩm nên kiêng khi bị vết thương hở
Nhóm thực phẩm nhiều đường hay có hàm lượng đường cao, điển hình là đồ ngọt, bánh trái, nước có gas, bánh mì trắng… Bởi đường có thể phá vỡ cấu trúc collagen và đàn hồi. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng tuần hoàn máu khiến vết thương khó lành.
Rượu bia làm suy giảm hệ miễn dịch làm giảm số lượng đại thực bào. Nhân tố quan trọng trong tiến trình viêm, làm sạch vết thương. Việc suy giảm tế bào này khiến tiến trình viêm kéo dài, vết thương lâu lành và tăng nguy cơ để lại sẹo xấu.
Nhóm thực phẩm giàu natri hay là các nhóm thực phẩm nhiều muối như thức ăn chế biến, đóng hộp… Nếu nạp lượng muối lớn vào cơ thể khiến máu lưu thông tại vết thương, làm chậm quá trình tái tạo tế bào, suy giảm hệ miễn dịch… Tất cả khiến vết thương khó lành và suy yếu.
Việc tiêu thụ quá nhiều Cafein sẽ làm suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giảm lượng máu từ đó bị vết thương thiếu hụt dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình chữa lành.
Liệu thực phẩm có thể giúp hạn chế sẹo sau khi vết thương lành?
Hiện tại không có quá nhiều bằng chứng khoa học cho thấy thực phẩm giúp hạn chế sẹo sau khi lành thương. Vì thế, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách việc chăm sóc và bảo vệ vết thương từ bên ngoài sẽ tạo điều kiện giúp lành thương nhanh và giảm nguy cơ hình thành sẹo xấu hậu phẫu.
Đối với vết thương khâu hoặc hở, sử dụng băng gạc là điều tiên quyết và với Xịt hỗ trợ điều trị vết thương và giảm sẹo HemaCut Spray sẽ là giải pháp tối ưu. HemaCut Spray được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học Cộng Hòa Séc chuyên dụng cho lành thương: trầy xước, vết cắt, rạch, bỏng… sau 7-10 ngày mà không gây kích ứng, đau và châm chích. Với khả năng tạo lớp băng sinh học bảo vệ trên vết thương. Đây là lớp màng mỏng và trong suốt đảm bảo vết thương không bị nhiễm khuẩn, bám bụi.
Sau khi xịt lành thương, bạn có thể quấn thêm gạc y tế đối với vết thương lớn. Bởi lớp màng được tạo thành liên kết chéo silicon y tế, tạo lớp ngăn cách không để băng y tế tiếp xúc với vết thương, giảm nguy cơ đau rát do ma sát. Xịt lên vết thương 1-2 lần/ngày đảm bảo vết thương lành tốt hơn và đừng quên bổ sung dinh dưỡng phù hợp nhé!
Nguồn: https://thanhnien.vn/cham-vet-thuong-ho-nen-kieng-thuc-pham-nao-185240623133321156.htm