icon icon icon

Hoạt động hằng ngày có đủ để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ?

Đăng bởi Giấy Nhám Fujistar vào lúc 03/08/2024

Thụy ĐiểnNghiên cứu mới chỉ ra rằng các hoạt động thể chất hằng ngày tại nơi làm việc hoặc ở nhà là không đủ để bảo vệ con người khỏi nguy cơ đột quỵ.

Công trình được nhóm khoa học từ Đại học Gothenburg thực hiện, công bố trên tạp chí y học JAMA Network Open, cuối tháng 7. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 3.614 người đến từ vùng Västra Götaland, trong đó có 269 người bị đột quỵ trong suốt 20 năm nghiên cứu.

Theo nhóm khoa học, lợi ích của hoạt động thể chất đối với sức khỏe đã được biết đến rộng rãi, tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào việc vận động trong thời gian rảnh. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất tại nơi làm việc có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các công việc đòi hỏi thể chất thường gắn liền với căng thẳng, ít có cơ hội để cơ thể hồi phục. Chúng cũng diễn ra tại các khu vực ô nhiễm không khí và điều kiện kinh tế xã hội kém hơn. Những yếu tố này có thể làm giảm những ảnh hưởng tích cực của hoạt động thể chất.

Trong khi đó, các hoạt động mang tính chất rèn luyện sức khỏe vào thời gian rảnh như chạy bộ, đạp xe, bơi... lại được khuyến khích như biện pháp phòng ngừa bệnh này.

Như vậy, nghiên cứu này cho thấy quan điểm công việc thường nhật đã đòi hỏi vận động khá nhiều thì không cần tập thể dục nữa là sai lầm.

Một người đang chuẩn bị tập thể dục. Ảnh: Pexel

Một người đang chuẩn bị tập thể dục. Ảnh: Pexel

Đột quỵ là sự cố đột ngột nguy hiểm của hệ tuần hoàn, làm ngừng cung cấp oxy và dưỡng chất cho tế bào não. Đột quỵ có thể để lại di chứng lâu dài nặng nề hoặc dẫn tới tử vong. Bệnh được phân thành hai loại chính gồm đột quỵ thiếu máu não do tắc mạch máu não (nhồi máu não), chiếm khoảng 80%, và đột quỵ chảy máu não do vỡ mạch máu não (xuất huyết não) chiếm khoảng 20%.

Nhận diện sớm các dấu hiệu đột quỵ qua quy tắc "F.A.S.T", như sau:

  • F (Face - khuôn mặt): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.
  • A (Arm - cánh tay): Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay/chân lên và so sánh hai bên tay/chân.
  • S (Speech - giọng nói): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng, ú ớ bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ nói một vài từ và lắng nghe.
  • T (Time - thời gian): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên, hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nguồn: https://vnexpress.net/hoat-dong-hang-ngay-co-du-de-phong-ngua-nguy-co-dot-quy-4776609.html

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: